.

Menu and banner

++ Học để làm mình lớn lên trong suy nghĩ và trưởng thành trong bước đi ++

5 phẩm chất của một CEO giỏi


* Biết mình biết ta

Các CEO vĩ đại là những nhà lãnh đạo vĩ đại. Họ biết rõ về mình và biết họ chịu trách nhiệm cho điều gì. Họ được gọi là "người chuyên giải quyết vấn đề" bởi vì những người khác tin vào sự công bằng, vô tư của họ. Mọi người tôn trọng ý kiến của họ và mong đợi có được sự hướng dẫn từ họ. 


CEO - người quyết đinh tới sự thành bại của công ty.


Các CEO vĩ đại cũng là những người chín chắn và kỹ lưỡng. Họ có thể vượt qua những sự thất vọng buồn chán nhanh hơn những người khác và biết cách khen thưởng cho thành tích của những người khác. Họ không đến cửa văn phòng để hò hét hô hào cho những điều họ cần. Họ cũng không quan tâm đến danh hiệu hay cấu trúc quyền lực, nhưng lại quan tâm đến lợi ích của những người làm việc ở tổ chức. Họ đáng tin cậy bởi vì họ luôn trung thực với mọi người và vun 
đắp sự tin cậy đó từng ngày. 
Họ quan tâm đến các gia đình của nhân viên và họ biết rằng con người quan trọng hơn những đồng tiền. Họcũng thể hiện điều đó trong hành động của mình. Các CEO vĩ đại luôn tìm kiếm phản hồi. Họ muốn biết những người khác nhìn nhận họ như thế nào để họcó thể tự hiểu mình tốt hơn và tiếp tục phát triển. Họ cũng muốn nhân viên phản hồi về tổ chức và họ sử dụng các cuộc khảo sát như là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại để làm cho mọi việc tốt hơn. 
* Có tài xoay sở
Những CEO vĩ đại dường nhưcó sức lực không giới hạn. Họ đến nơi làm việc với sự nhiệt tình cao nhất. Thậm chí khi họ không cảm thấy thích công việc, họ cũng tìm cách để tự tăng cường và sẵn sàng làm việc. Họ quan tâm đến thể chất cũng như cảm xúc của chính mình để luôn sẵn sàng ở bên nhân viên cũng như tổ chức khi cần. Hàng ngày, họ cho đi nhiều hơn nhận lại. Họ không từ bỏ. Nếu bức tường quá cao, họ bước xuống và tìm cách đi vòng. Họ không đổ lỗi mà tìm kiếm các giải pháp cho các khó khăn đểvấn đề đó không tái diễn.
* Dũng cảm
Các CEO luôn là người làm một trong những công việc khó khăn nhất thếgiới. Khởi nghiệp đã rất khó khăn nhưng duy trì và phát triển tổ chức còn khó khăn hơn gấp bội. Lúc nào một CEO cũng phải xác định ông ta/ bà ta phải chịu trách nhiệm cho cái gì và làm gì là đúng. Một CEO cần phải dũng cảm sa thải người bán hàng, cho dù anh ta bán được nhiều hàng nhưng lại để xảy ra nhiều sơ sẩy ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức. Cũng nhiều khi, các CEO phải dũng cảm đưa ra các hành động một cách quyết đoán để tránh những hậu quả tiềm tàng cho tổ chức. 
* Dám nhìn thẳng vào thất bại
Một CEO vĩ đại không sợ nhìn vào thất bại và không ngại trả lời các câu hỏi khó khăn mà ông ta hay bà ta hy vọng nó không bao giờ thành sự thật. Một CEO cần có một kế hoạch bảo vệ- một kế hoạch được thiết kế nhờ vào việc xem xét các tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra với tổ chức. 
Kế hoạch bảo vệ này đặt ra các câu hỏi như: Điều gì sẽ xảy ra nếu ngành nghề của bạn sụp đổ? Điều gì xảy ra nếu những quy định mới của chính quyền có ảnh hưởng đến tổ chức? Điều gì xảy ra nếu tổ chức mất đi lượng khách hàng luôn tiêu thụhơn 50 % lượng sản phẩm? Các CEO phải chuẩn bị cho chính mình và cho tổ chức các tình huống có thể xảy để sẵn sàng và hành động tức thì để tối thiểu mất mát. 
* Dự đoán tương lai
Các CEO vĩ đại có khả năng dự đoán tương lai. Họ có thể có tầm nhìn vượt trội vào thị trường và hoạt động của tổ chức. May mắn có thể cũng đóng góp một phần, nhưng các CEO không ngồi đợi may mắn tự đến, họ chuẩn bị để tạo ra sự may mắn riêng. Họ nhìn ra các cơ hội cho tổ chức và tìm cách để biến những cơ hội này thành hiện thực. Tầm nhìn xa này là kết quả của cách làm 
việc chăm chỉ và các nguyên tắc cần có để xây dựng một tổ chức thành công. Các CEO vĩ đại cũng phải phát triển các sản phẩm mới và duy trì được khách hàng. Tầm nhìn cũng là khả năng thuê và giữc hân những người thích hợp cho tổchức.