Ví dụ điển hình cho những giao dịch này là những trang web bán hàng qua mạng, ở đó, khách hàng là người dùng cuối có thể đặt mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà cung cấp. Các quá trình giao dịch sau đó có thể diễn ra trực tiếp hoặc thông qua Internet.
Đã có rất nhiều trang web thành công và trở thành những tượng đài tiêu biểu trong mô hình giao dịch B2C, đó là Amazon.com, trang web ban đầu chủ yếu bán sách vở qua mạng, giờ đây, dường như khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn trên Amazon, từ bàn chải đánh răng đến xe oto, thậm chí là cả tên lửa đã qua hạn sử dụng của Quân đội Mỹ. Trong lễ giáng sinh năm 2005, Amazon đã xử lý hàng triệu đơn hàng trên toàn thế giới, và có những đơn hàng ở tận bang Alaska xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ. Doanh số của Amazon năm 2004 đã lên tới hơn 7 tỷ USD và đặt mục tiêu doanh thu trên 8 tỷ USD vào năm 2007 với lợi nhuận trên 800 triệu USD. Jeff Bizos, ông chủ vui tính của Amazon đã nổi tiếng toàn thế giới với câu phương châm "Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ".
Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường, bất cứ 1 nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều lựa chọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Theo chân Amazon, nhiều trang web bán hàng với quy mô lớn trên thế giới được mở ra với tham vọng tạo dựng được tên tuổi trong làng thương mại điện tử. Nhưng cho đến nay, chưa có một Công ty nào đạt được nhiều thành công như Amazon mặc dù đã đạt được doanh số thưong mại rất lớn như buy.com, tigeridrect.com, compusa.com. Không một công ty nào gây được sự chú ý và hứng khởi mạnh mẽ đối với cả giới công nghệ và thị trường như Amazon.
Hầu hết những công ty này đều là những công ty thương mại và không trực tíêp sản xuất ra hàng hoá, kể cả Amazon, tuy nhiên có những hãng sản xuất lớn như Dell.com hay compaq.com đã sử dụng Internet và thương mại điện tử như là những kênh phân phối chính của mình, và đạt được những thành công rất lớn.
Theo thống kê ở Anh, một năm mỗi người bỏ ra 300 bảng để tiêu dùng qua mạng, còn ở mỹ, con số khiêm tốn hơn nhưng cũng
Hình thức thương mại điện tử B2C tuy đã quá quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới, song ở Việt nam nó vẫn ở dạng hết sức sơ khai nếu không muốn nói là chưa có gì, mặc dù có rất nhiều trang web với mục đích bán hàng mở ra, nhưng rất ít trong số đó đạt được mục đích ban đầu của mình là bán hàng qua mạng.
Hiện nay đã có một số trang web đạt được thành công và tạo được uy tín nhất định trong việc bán hàng qua mạng, nhưng tất cả vẫn chỉ ở bứơc khởi đầu, và con đừơng cho thưong mại điện tử B2C ở ViệtNam vẫn còn rất nhiều chông gai.
Có nhiều nguyên nhân cho việc chậm phát triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam, ESNC.Net sẽ có bài phân tích chi tiết những nguyên nhân này trong thời gian tới.
Nguồn: sưu tầm
|