.

Menu and banner

++ Học để làm mình lớn lên trong suy nghĩ và trưởng thành trong bước đi ++

Cách kiểm tra 1 website đã chuẩn SEO hay chưa


Bạn đọc thân mến!
Chúng ta đều biết rằng website là cổng giao tiếp giữa khách hàng tiềm năng và công ty của bạn, thông qua website khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn. Nhưng cho dù công ty của bạn có sản phẩm và dịch vụ tốt tới đâu, nếu không đưa website doanh nghiệp của bạn lên top đầu Google thì khách hàng tiềm năng không bao giờ tìm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn điều đó là vô nghĩa.  Thông thường bạn thuê một công ty thiết kế website, họ đảm bảo với bạn là trang web của bạn chuẩn SEO, bạn muốn kiểm tra xem trang web của mình thiết kế đúng chuẩn SEO hay chưa, thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

Cách kiểm tra website chuẩn SEO bằng Seo quake
Bước 1: Tải phần mềm tiện ích seoquake, phần mềm không thể thiếu để kiểm tra trang web
- Bạn vào trình duyệt Firefox bạn gõ từ "seoquake addon firefox" 
Hoặc vào đường link: https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seoquake-seo-extension/
- Bạn chọn "Add to firefox"
- Sau đó bạn reset lại là ok
Bước 2 : Bắt đầu kiểm tra trang web của bạn.
Cách kiểm tra website chuẩn SEO bằng Seo quake
Cách kiểm tra website chuẩn SEO bằng Seo quake
Khi bạn cài đặt xong trên trình duyệt của bạn sẽ xuất hiện thanh công cụ kiểm trang trang web như trên , bạn click vào
Sẽ hiện thông về tối ưu cho SEO trang web của bạn trên bảng thông tin có nhiều dòng , những dòng nào hiển thị màu xanh là đã được tối ưu tốt.
kiểm tra website đã chuẩn SEO chưa
Cách kiểm tra website đã chuẩn SEO chưa bằng seo quake 
1.Thẻ URL: là thẻ địa chỉ trên thanh địa chỉ của trình duyệt , một thẻ URL tối ưu tốt phải chứa từ khóa .,
Ví dụ : .
Thẻ này phải ngắn gọn để thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
2.Thẻ Title: Thẻ title phải gắn và chứa từ khóa , một trang web tốt phải cho bạn tự động thay đổi thẻ này theo ý muốn để có thể thay đổi từ khóa muốn SEO. Mổ trang trong trang web của bạn phải có thẻ title khác nhau.
3.Thẻ Meta description: Đây là thẻ mô tả thông tin của trang thẻ này dài từ 150 đến 170 ký tự , nó chứa từ khóa muốn SEO và phải cho phép thay đổi trong trang web vì mổi trang phải có mô tả khác nhau
4.Thẻ Meta Keywords: thẻ này trước kia là quan trong nhưng bây giờ không quan trọng lắm cho SEO , chỉ hổ trợ SEO trên yahoo , Live… (Google không hỗ trợ).
Cách kiểm tra website đã chuẩn SEO chưa
Cách kiểm tra website đã chuẩn SEO chưa bằng seo quake (phần tiếp)
5. Thẻ headings: là những thẻ nổi bật trên trang web của bạn , thiết kế web chuẩn SEO là phải có 1 thẻ H1 và từ 1 đến 3 thẻ H2 những thẻ này phải chứa từ khóa.
6. Thẻ Images: thẻ này có alt thẻ mô tả ảnh để hỗ trợ tìm kiếm ảnh.
7. Text/HTML ratio: là phần trăm số chữ trên trang web của bạn , những trang web có chứa nhiều chữ sẽ được đánh giá cao hơn.
8. Thẻ Frames / Flash: Trang web seo tốt phải không có thẻ Frames và Flashs.
kiểm tra website đã chuẩn SEO hay không
Cách kiểm tra website đã chuẩn SEO hay không bằng Seo quake
9. File robots.txt: file này không thể thiếu trên trang web của bạn , nó điều hướng cho các công cụ tìm kiếm index những trang nào , và không cho index những trang mà bạn không muốn giúp trang web của bạn có thứ hạn cao hơn.
10. XML sitemap: File này cũng rất quan trọng , nó giúp google và các công cụ khác index trang của bạn nhanh hơn.
11. Thẻ Language: thẻ ngôn ngữ của trang web .
12. Doctype: Định dạng HTML.
13. Encodin: Mã ngôn ngữ , kiểu chữ Việt Nam là UTF-8.
Cách kiểm tra website đã chuẩn seo chưa bằng seo quake (phần tiếp theo)
14. Google™ Analytics: Công cụ thống kê và xác định chủ sở hửu trang web của google giúp bạn đếm được lượt truy cập một cách chính xác , và những truy vấn tìm kiếm dẫn đến trang của bạn.
15. Microformats: dữ liệu có cấu trúc trên trang web.
16. Dublin Core: Thẻ này giúp các mạng xã hội có thể tìm thấy thông tin trên trang web của bạn khi bạn copy link trang web và đưa lên mạng xã hội như facebook , google+…
17. Geo Meta Tags: Thẻ điều hướng tìm kiếm theo địa điểm , nếu có thẻ này thì có thể xác định vị trí của trang web của bạn , google có thể ưu tiên cho những truy vấn ở gần trang web của bạn hơn và trang của bạn sẽ dễ lên thứ hạng cao với những người tìm kiếm ở gần bạn.
18. RSS: Thẻ này giống như sitemap . nó cũng có thể sử dụng để chia sẽ thông tin trên các mạng xã hội và email một các tự động khi bạn update thông tin.
Trên đây là những sưu tầm và đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế của Adam Thiên, chúc các bạn sở hữu một hệ thống website chuẩn SEO top 1 Google
Theo internetmarketing.vn