Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những mối quan hệ với người khác.
- Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.
- Chúng ta lắng nghe để hiểu.
- Chúng ta lắng nghe để cảm nhận.
- Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn.
Bắt đầu trở thành một người biết lắng nghe:
Hãy chú ý
Hãy để cho người nói cảm thấy được chú ý và đón nhận thông điệp một cách trọn vẹn. Nhận ra rằng giao tiếp không lời cũng “quan trọng không kém” đấy
- Nhìn thẳng vào người nói
- Tránh bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường
- “Lắng nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói
Lắng nghe một cách chủ động
Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
Tập trung
Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những quan điểm, ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe. Vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng hay sự xao nhãng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
Đặt câu hỏi
Hãy biết hưởng ứng người nói
Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
6 lí do chính từ phía người nghe gây ra việc nghe kém hiệu quả:
Nghe không nỗ lực/tập trung
Người nghe không chú tâm vào câu chuyện (nghe nhưng vẫn để ý mọi người xung quanh làm gì, nói chuyện như thế nào…)
Người nghe vừa trả lời vừa kết hợp làm các công việc khác (làm việc, gọi điện, đọc báo, xem ti vi,…).
Hệ quả:
Người nói cảm thấy không được tôn trọng, chán nản và mất cảm hứng muốn chia sẻ.
Người nghe không hiểu hết câu chuyện, dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm, không thu được lượng thông tin như mong muốn và nguy hiểm hơn là giảm lòng tin ở đối tác.
Lời khuyên:
Khi lắng nghe cần tập trung, không làm việc riêng, giờ nào việc ấy.
Nghe phục kích
Người nghe không để ý đến những lời hay, ý đẹp mà chỉ chăm chăm tìm lỗi sai, sơ hở, điểm xấu trong câu nói của người khác theo kiểu “Vạch lá tìm sâu”, “Bới lông tìm vết”.
Hệ quả:
Tại thời điểm nghe, người nghe đã bỏ lỡ nhiều thông tin bổ ích, tích cực.
Về lâu dài, người nghe trở nên hay chỉ trích, suy nghĩ tiêu cực, chán ghét mọi người xung quanh, chán ghét cuộc sống và chán ghét chính bản thân mình.
Lời khuyên:
Hãy “Đãi cát tìm vàng”, “Gạn đục khơi trong”. Tập thói quen nghe không phán xét, ghi lại những điều mình được nghe, sau đó mới chọn lọc ra điều cần thiết cho cuộc sống của mình.
Nghe phòng thủ
Nghĩ rằng người nói tìm mình để mắng, quở trách (VD: bị bố mẹ, thầy cô, cấp trên gọi đến để nói chuyện), người nghe chuẩn bị tâm lý tự bảo vệ mình, nghe để tìm lí do biện minh cho việc mình làm. Trong cuộc nói chuyện, người nghe chỉ chú ý đến những thông tin tiêu cực liên quan đến bản thân, trong khi thực tế, người nói có khi không có chủ tâm chỉ trích.
Hệ quả:
Với người nghe: giống kiểu nghe phục kích
Với người nói: bị căng thẳng đôi khi không cần thiết và khó hòa giải.
Lời khuyên:
Không nên tạo dựng định kiến trước các cuộc nói chuyện, trái lại, tiếp nhận ý kiến đối tác thoải mái, cởi mở, chú trọng đến thiện ý hơn là những ngôn từ tiêu cực.
Nghe một phần
Thường nghe nhanh hơn nói, mới nghe một vài từ hoặc phần đầu câu chuyện đã suy đoán ra phần còn lại.
Hệ quả:
Người nghe chỉ nghe một phần và suy đoán ý của người nói, dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm, bỏ sót thông tin quan trọng ở phần sau.
Lời khuyên:
Nên lắng nghe một cách thiện chí từ đầu tới cuối, không bỏ dở giữa chừng.
Võ đoán, ngộ nhận
Ta thường có thói quen “suy bụng ta ra bụng người”. Mỗi người đều có cách diễn đạt và tư duy khác nhau nhưng ta có xu hướng cho rằng họ cũng nói và nghĩ như mình
Hệ quả + Lời khuyên:
Như kiểu nghe một phần
Nhiễu tâm lý
Người nghe có tâm trạng không tốt (mệt, đói, đau khổ, buồn bực) hoặc không phù hợp với câu chuyện của người nói (VD: đang buồn phải nghe chuyện vui, đang vui phải nghe chuyện buồn)
Hệ quả:
Người nghe khó hòa nhập được vào câu chuyện của người nói, thậm chí làm cho tâm trạng của mình hoặc đối tác tồi tệ hơn, gây ấn tượng không tốt trong giao tiếp
Lời khuyên:
Nếu bạn không sẵn sàng lắng nghe, hãy từ chối khéo, xin tiếp chuyện vào 1 dịp khác, không nên quá cả nể.
Vậy:
Để trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe chủ động, bạn cần đặt sự tập trung và quyết tâm. Thói quen cũ rất khó để phá vỡ, và nếu thói quen tổn hại đến nhiều mối quan hệ, thì bạn nên từ bỏ chúng và tạo nên một thói quen mới đột phá hơn!
Luôn nhắc nhở mình để thực sự nghe những gì người khác nói. Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ khác và tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, phản ánh, và diễn giải để đảm bảo bạn hiểu được thông điệp.
Hãy bắt đầu luyện tập kỹ năng lắng nghe chủ động ngay từ hôm nay để trở thành một người giao tiếp tốt hơn, cải thiện năng suất làm việc của bạn, và phát triển mối quan hệ tốt hơn.